Thiết yếu
Ngành thực phẩm đang được chú ý. Việc bảo tồn tài nguyên Trái Đất đã trở thành một thách thức lớn, và mô hình ‘khai thác, sản xuất và thải bỏ’ tuyến tính truyền thống đã bị phá bỏ. Kể cả việc dựa vào những nguyên vật liệu có thể được người dùng cuối tái chế—từng được coi là vị cứu tinh cho môi trường—giờ đây cũng thường được xem là một lựa chọn ‘lười biếng’.
Người tiêu dùng ngày càng có ý thức về sinh thái hơn bao giờ hết và rất cẩn trọng trong việc lựa chọn đồ ăn và thức uống. Điều này khiến các doanh nghiệp thực phẩm gặp áp lực trong việc giữ vững các thực hành bền vững; từ trang trại tới bàn ăn.
Bền vững không chỉ là làm những điều tốt cho môi trường. Đây cũng có thể là một cách để phát triển mối quan hệ thương hiệu với khách hàng của bạn hoặc thậm chí là tiết kiệm tiền. Bạn chắc chắn đã nhận thức được những cơ hội và thách thức; song việc chuyển đổi hướng tới những thực hành bền vững, tuần hoàn là không đơn giản.
Sự bền vững thực sự không tuyến tính, mà tuần hoàn trong đó tài nguyên được hồi phục với chất lượng cao nhất có thể, tái sử dụng và được sử dụng trong thời gian dài nhất có thể. Hướng tiếp cận quản lý tài nguyên này được gọi là kinh tế tuần hoàn.
Điều này có thể áp dụng cho mọi thứ từ chế biến thực phẩm tới đóng gói bao bì. Nếu làm đúng cách, việc này có thể cắt giảm rác thải, hiệu quả hơn, thêm giá trị lâu dài cho doanh nghiệp của bạn và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm. Ngoài ra, việc này có thể thúc đẩy danh tiếng của doanh nghiệp, bằng việc chứng minh rằng doanh nghiệp lắng nghe khách hàng là rất quan trọng.
Không dễ dàng, nhưng đáng công sức
Vậy các công ty thực phẩm có thể đóng góp vào kinh tế tuần hoàn như thế nào?
Nếu bạn nghĩ rằng một bộ các hướng dẫn “cách làm” sẽ khiến việc đó trở nên dễ dàng hơn, thì tin tức chính là một nguồn hữu ích. Kinh Tế Tuần Hoàn tiêu chuẩn BS 8001 là một tiêu chuẩn cải tiến doanh nghiệp có thể giúp các công ty lĩnh vực thực phẩm bắt đầu con đường của mình. Tiêu chuẩn này bao gồm những lời khuyên chi tiết về cách tích hợp các thực hành bền vững vào hoạt động của mình.
Tiêu chuẩn này giải thích sáu nguyên tắc của kinh tế tuần hoàn và hướng dẫn cách biến mỗi nguyên tắc thành một phần cốt lõi trong hoạt động kinh doanh.
Source: BS 8001 publication.
BS 8001 cũng dựa trên tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường (EMS) của ISO. Trên thực tế, nếu tổ chức của bạn đã triển khai một EMS ISO 14001 mạnh mẽ, thì một số những công việc thách thức hơn liên quan đến việc áp dụng kinh tế tuần hoàn có thể đã được thực hiện khi bạn cân nhắc quan điểm vòng đời của (các) sản phẩm hoặc (các) dịch vụ trong điều khoản 6.1.2 Các khía cạnh môi trường.
Hệ Thống Quản Lý Năng Lượng ISO 50001 là một tiêu chuẩn quốc tế khác có thể giúp các doanh nghiệp lĩnh vực thực phẩm đặt nền tảng để trở thành một doanh nghiệp tuần hoàn hơn hoặc cải thiện kết quả của mình. Bất kể là tổ chức của bạn phù hợp với chặng đường nào trong hành trình từ trang trại tới bàn ăn, thì bạn chắc chắn đã biết rằng nhiên liệu mà bạn sử dụng để hoàn thành một công việc nhiều hơn bất kỳ ngành nào khác. ISO 50001 không những giúp bạn điều chỉnh theo một số nguyên tắc như cải tiến và quản lý, mà còn giúp tổ chức của bạn ổn định chi phí nguyên liệu; trong thời gian dài nhiều tổ chức tiết kiệm được chi phí mà họ có thể chuyển cho khách hàng hoặc cổ đông.
Con đường phía trường là đi theo vòng tròn, nhưng bất chấp những thách thức đó, tóm tắt lợi ích của việc thực thi một nền kinh tế tuần hoàn trong ngành thực phẩm bao gồm:
- Gia tăng danh tiếng thương hiệu thông qua việc công nhận giá trị khách hàng
- Tăng cường mối quan hệ với các bên liên quan
- Hạn chế sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng để giảm chi phí
- Tiềm năng phát triển của các tài nguyên mới/sáng tạo
- Giảm thiểu rủi ro liên quan đến chi phí tài nguyên biến động
Giờ đó mới là điều đáng để suy ngẫm.